Cao Huyết đằng (Spatholobus suberectus): Vị thuốc chữa đau xương khớp

1. Cây huyết đằng và cây cỏ máu

Kê huyết đằng còn có tên gọi khác là Cây Cỏ MáuCây Huyết đằngCây Hồng đằng, Dây máu người, Máu gà, Máu chó, Khau dạ lùa…

Hiện nay, dược liệu mang tên Kê huyết đằng với cùng công dụng có nhiều loài lấy từ một số chi thuộc các họ khác nhau như: Millettia sp (Kê huyết đằng), Butea superba Roxb (Huyết đằng lông), Spatholobus anberectus Don (Huyết rồng)… thuộc họ Đậu – Fabaceae; Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils. (hồng đằng) họ Huyết đằng – Sargentodoxaceae.

Kê huyết đằng trong tự nhiên

Bộ phận sử dụng

Thường sử dụng thân gỗ leo của cây để làm thuốc, nên thu hái vào tháng 8-10

Sau khi chặt cây về, cắt bỏ cành lá, để vài ngày cho nhựa se lại mới chặt khúc và phơi khô

Dược liệu khi tươi cắt ngang có nhựa đỏ như máu tiết ra, lúc khô ở mặt cắt có nhiều vòng đen do nhựa quánh lại

Loài hồng đằng chế biến bằng cách rửa sạch, ủ mềm, thái phiến từ 3-5 mm. Thân cây đã khô cứng phải kéo dài thời gian ngâm ủ, ngâm trong 12 giờ và ủ 1-2 giờ, hoặc đồ lên cho mềm rồi mới thái phiến, phơi khô

Thân cây huyết đằng đã phơi khô

2. Công dụng

2.1. Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, Cỏ máu có vị đắng, tính hơi ấm, có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt giải độc, thư cân, giảm đau. Cỏ máu được dùng trong phạm vi kinh nghiệm dân gian làm thuốc chữa các bệnh lý thiếu máu, lưng gối đau mỏi, chân tay tê liệt, kinh nguyệt không đều. Cây Hồng đằng còn dùng chữa kinh bế, đau bụng, phong thấp, giun kim, giun đũa.

2.2. Theo Y học hiện đại

 Tác dụng kháng khuẩn và kháng virus

Bệnh lý nhiễm trùng là một vấn đề sức khỏe ngày càng được chú ý, nhất là trong bối cảnh tình trạng đề kháng kháng sinh trở nên phổ biến.

Dịch chiết thân cây Cỏ máu thể hiện tác dụng kháng khuẩn mạnh, nhất là với các chủng Staphylococcus aureus và S.mutans. Ngoài ra, dịch chiết cây thuốc này còn ức chế chủng S.aureus kháng đa thuốc (chủng MDRS) với độc tính tương đối thấp. Hơn nữa, các hợp chất phân lập từ Cỏ máu ức chế sự phát triển của S.mutans mà không gây độc cho tế bào. Vì vậy, Cỏ máu có thể được xem là một tác nhân tiềm năng trong việc tìm kiếm và phát triển các kháng sinh thực vật mới.

Dịch chiết ethanol cây Cỏ máu thể hiện tác dụng ức chế các virus HIV, coxsackie B3 và virus viêm gan C. Đặc biệt, trên mô hình chuột cống trắng, dịch chiết Cỏ máu làm giảm nguy cơ viêm cơ tim và giảm tử vong do nhiễm virus coxsackie B3. Đối với tác dụng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của virus, dịch chiết toàn phần cây Cỏ máu thể hiện tác dụng mạnh hơn các hợp chất phân lập từ chính dược liệu này

Huyết đằng giúp kháng khuẩn và virus

Tác dụng kháng viêm

Một trong số những cơ chế phổ biến gây ra đáp ứng viêm của cơ thể là lipopolysaccharide (LPS). LPS là một kháng nguyên của tế bào vi khuẩn, khi xâm nhập vào cơ thể, phân tử này kích hoạt các đại thực bào, dẫn đến sự tổng hợp quá mức nitrit oxid (NO) và các chất trung gian hóa học như prostaglandin, TNF-α và các cytokin tiền viêm.

Cỏ máu là một tác nhân kháng viêm tiềm năng thông qua các thử nghiệm in vitro và in vivo. Cụ thể, dịch chiết nước và ethanol cây Cỏ máu ức chế sự sản xuất NO và TNF-α tạo ra bởi đại thực bào do kích thích của LPS. Trên thử nghiệm lâm sàng, dịch chiết Cỏ máu làm giảm đáp ứng viêm trong bệnh lý viêm da cơ địa thông qua làm giảm độ dày da và giảm nồng độ IgE trong máu.

Cỏ máu có tiềm năng sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa nhờ tác dụng kháng viêm

Tác dụng chống oxy hóa

Cỏ máu thể hiện tác dụng chống oxy hóa mạnh do sự tồn tại của các hợp chất polyphenol trong cây. Khả năng chống oxy hóa của cây chủ yếu là do khả năng khử của các hợp chất, giúp loại bỏ hoặc trung hòa các gốc tự do và làm giảm sự peroxy hóa lipid. Các hợp chất polyphenol trong cây còn tham gia vào quá trình thải sắt khỏi các ion kim loại, làm suy yếu các phản ứng oxy hóa.

Tác dụng chống bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh lý có liên quan chặt chẽ đến các stress oxy hóa do sự đường hóa protein trong các mô và sự oxy hóa glucose tạo ra các gốc tự do và hậu quả là làm tăng quá trình peroxy hóa lipid, gây tổn thương ADN của tế bào. Dịch chiết Cỏ máu có tác dụng chống oxy hóa mạnh, do đó có thể hỗ trợ trong điều trị đái tháo đường. Ngoài ra, Cỏ máu trực tiếp cải thiện cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường thông qua ức chế các enzyme tân tạo đường và giảm hấp thu glucose.

Tác dụng kháng khối u

Các bằng chứng khoa học cho thấy Cỏ máu có vai trò tích cực trong hỗ trợ điều trị nhiều loại ung thư như ung thư vú, ung thư hạch, ung thư đại tràng và ung thư máu. Cơ chế gây độc tế bào của cây Cỏ máu tương đối đa dạng, bao gồm thúc đẩy sản xuất các protein tham gia vào quá trình chết tế bào theo chương trình và các protein gây stress tế bào; gây ngưng chu kỳ tế bào, giảm sự tân sinh mạch máu ở khối u và ngăn cản quá trình xâm lấn và di căn của tế bào ung thư.

Tác dụng tạo máu

Cỏ máu có thể kích hoạt các tế bào tạo máu và hồng cầu, phục hồi môi trường vi mô của tủy xương. Dịch chiết Cỏ máu cũng thúc đẩy quá trình tạo máu bằng cách kích hoạt sự biệt hóa các tế bào gốc trong hệ tạo máu.

DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!

 

Có thể bạn quan tâm:

logo VERA

DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!