Cao khô Thục địa (Rehmannia glutinosa)

Địa hoàng còn có các tên gọi khác là Sinh địa, Thục địa. Rễ củ có công dụng làm thuốc bổ chống suy nhược cơ thể, lọc máu, lợi tiểu, chữa ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai, thương hàn và bổ huyết, làm sáng mắt.

1. Thục địa là gì?

Tên tiếng Việt: Địa hoàng.

Tên khác:  Sinh địa hoàng; Sinh địa; Nguyên sinh địa; Sheng di huang.

Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud.

Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó).

Hình ảnh cây thục địa trong tự nhiên

Bộ phận sử dụng

Rễ củ.

( Tuỳ theo cách chế biến, ta có Sinh địa hoàng và Thục địa hoàng. )

Thành phần hoá học : Trong rễ có tới 15 acid amin và D-glucozamin, acid phosphorie và các cacbohydrat, chủ yếu là stachyoza; còn có chất campesterol, có catalpol, mannit, rehmannin, glucose và một ít caroten.

2. Công dụng

2.1. Theo y học cổ truyền

Địa hoàng tươi khi nếm có vị ngọt, đắng, tính hàn; có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu. Sinh địa hoàng (Củ Địa hoàng khô) có vị ngọt và tính hàn, có công dụng tư âm dưỡng huyết. Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có công dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết và làm đen râu tóc.

Ngoài những công dụng nêu trên, người ta còn chứng minh được tác dụng hạ đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu và kháng sinh của Địa hoàng.

2.2. Theo y học hiện đại

+) Tác dụng kháng viêm:

Trong nước sắc của Địa hoàng có tác dụng làm kháng viêm. Đối với chuột cống thực nghiệm đã bị gây viêm bằng Formalin ở vùng chân đùi, thuốc làm giảm viêm rõ rệt (Trung Dược Học).

+) Tác dụng đối với đường huyết:

Địa hoàng có công dụng làm hạ đường huyết. Đã có báo cáo rằng Địa hoàng làm tăng cao đường huyết ở chuột cống hoặc không làm ảnh hưởng đến đường huyết bình thường đối với thỏ (Trung Dược Học).

Nước sắc Địa hoàng có các công dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ và chống nấm (Trung Dược Học).

+) Ngăn ngừa loãng xương, nhất là đối với những phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc những trường hợp mắc bệnh loãng xương do tuổi già.

Thục địa có thể phòng ngừa loãng xương

+) Đối với hệ miễn dịch:

Nước sắc của Địa hoàng có công dụng ức chế miễn dịch kiểu corticoid nhưng lại không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận. Các thực nghiệm cho thấy Sinh địa, Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng của vỏ tuyến thượng thận của Corticoid (Trung Dược Học).

 Độc tính:

Tác dụng phụ của Thục địa khá nhẹ, bao gồm các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường tự hết khi ngưng dùng thuốc (Chinese Herbal Medicine).

3. Những lưu ý khi sử dụng thục địa

Có thể nói rằng, thục địa là bài thuốc quý và có công dụng rất tốt trong điều trị nhiều loại bệnh lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, loại thuốc này không những không phát huy được tác dụng mà còn gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế cần lưu ý những điều sau:

Người bị tieêu chảy không nên dùng thục địa

– Không dùng thục địa cho người đang mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa như tình trạng đau bụng hay tiêu chảy.

– Không kết hợp thục địa với một số loại thuốc khác như bối mẫu, tam bạch, la bặc, cửu bạch,…

– Quá trình bảo quản thục địa cũng cần phải rất thận trọng: Nên bảo quản trong bình kín để tránh sâu bọ hay mối mọt có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.

DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!

Có thể bạn quan tâm:

logo VERA

DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!