Đau nhức xương khớp ở người trẻ do đâu? Cảnh báo bệnh gì?

Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và cả chức năng vận động về sau.

1. Nhận biết triệu chứng đau nhức xương khớp

Tùy theo nguyên nhân hoặc bệnh lý xương khớp mà triệu chứng đau nhức của mỗi người có thể khác nhau. Nhìn chung, hầu hết người bị đau nhức xương khớp đều xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Đau và nhức khớp, đặc biệt là khi cử động.
  • Đau sau khi vận động quá mức hoặc sau thời gian dài không hoạt động.
  • Khi sờ vào vị trí khớp bị đau cảm thấy hơi cứng, sưng tấy và khá đỏ.
  • Khả năng vận động của khớp bị đau nhức không còn linh hoạt như trước (ví dụ người bị đau khớp gối khó gập hoặc duỗi đầu gối hơn so với người bình thường).

 

Những cơn đau khớp có thể xuất hiện khi người bệnh vừa thức dậy

2. Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến ở người từ trung niên trở lên. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng người trẻ xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp ngày càng nhiều. Điều này có thể xuất phát do lối sống, tính chất công việc, tiền sử gia đình… cụ thể:

2.1. Thừa cân, béo phì

Cân nặng và các vấn đề về xương khớp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cân nặng quá mức có thể gây áp lực cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống. Điều này cũng khiến cho những người bị thừa cân, béo phì là nhóm đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp nhất.

2.2. Lối sống ít vận động

Do tính chất công việc phải ngồi hàng giờ trước máy tính, ngày càng nhiều người ít có thời gian vận động hay tập luyện thể thao. Điều này khiến cho gân, cơ, dây chằng trở nên yếu và lỏng lẻo, từ đó khiến vị trí khớp xương dễ bị sai lệch hơn. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ.

Với đặc tính ngồi nhiều, ít vận động, dân văn phòng có tỷ lệ đau xương khớp rất cao

2.3. Tập luyện hoặc vận động quá mức

Trái ngược với nguyên nhân trên, tính chất công việc của một số người lại khiến họ phải vận động nhiều, thậm chí là với cường độ cao. Những đối tượng này thường là huấn luyện viên phòng gym, vận động viên hoặc những người làm những công việc lao động chân tay thường xuyên khuân vác, bưng bê vật nặng.

Lúc này, các cơ và khớp luôn trong tình trạng chịu lực quá tải nên rất dễ bị đau nhức. Ngoài ra, việc lặp đi lặp lại một động tác tại cùng một khớp thì dễ dẫn đến nguy cơ giãn dây chằng và mòn bề mặt sụn, từ đó càng đẩy nhanh quá trình thoái hóa sụn khớp.

2.4. Yếu tố di truyền

Một số người bẩm sinh đã có khiếm khuyết di truyền ở một trong những gen chịu trách nhiệm tạo ra sụn. Điều này khiến tốc độ thoái hóa khớp của họ nhanh hơn người bình thường. Bạn có thể dễ dàng nhận biết điều này nếu người thân trong gia đình bạn (bố, mẹ, anh/chị/em…) bị thoái khớp ngay khi còn trẻ.

2.5. Từng bị chấn thương trong quá khứ

Nếu từng bị tai nạn hoặc chấn thương do chơi thể thao trong quá khứ, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm khớp rất cao. Ví dụ, nếu từng bị tổn thương đầu gối do ngã xe, bạn sẽ có thể có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối. Vì thế, những cơn đau nhức xương khớp mà bạn gặp ở hiện tại có thể là hệ quả của tai nạn hoặc chấn thương trước đó.

3. Đau nhức xương khớp ở người trẻ cảnh báo bệnh gì?

Nhiều người trẻ thường có tâm lý chủ quan khi xương khớp bị đau nhức vì cho rằng tình trạng này có thể tự khỏi. Thế nhưng thực tế, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về xương khớp nguy hiểm, cụ thể:

3.1. Thoái hóa

Thoái hóa khớp là tình trạng gây ra bởi sự hao mòn sụn hoặc rách sụn do tổn thương. Bệnh có xu hướng ngày càng trầm trọng khi tuổi của người bệnh tăng lên. Tuy nhiên, thoái hóa khớp vẫn có thể xuất hiện khi người bệnh còn trẻ do các thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, nghiện thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không hợp lý…

Bên cạnh đau nhức xương khớp, bạn có thể nhận biết tình trạng thoái hóa khớp nếu thấy khớp bị cứng, không còn linh hoạt và cảm giác như xương ma sát vào nhau mỗi khi vận động.

3.2. Viêm khớp dạng thấp

Nếu tình trạng đau nhức khớp bạn đang gặp phải có tính chất đối xứng, xuất hiện liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng, thậm chí dù có nghỉ ngơi thì cơn đau vẫn không thuyên giảm thì rất có thể bạn đã bị viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) là một dạng bệnh rối loạn tự miễn. Tình trạng này xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, từ đó gây ra gây sưng đau ở những bộ phận chịu ảnh hưởng.

3.3. Bệnh gút (gout)

Theo thống kê, cứ 4 người khám cơ xương khớp được chẩn đoán mắc bệnh gút thì có từ 1 đến 2 người trong độ tuổi 30 – 40. Đáng chú ý, tỉ lệ này ngày càng gia tăng và độ tuổi người bị mắc bệnh gút cũng đang trẻ dần.

So với những bệnh lý xương khớp khác, dấu hiệu đau nhức xương khớp của gút thường chỉ xuất hiện dữ dội ở 1 khớp (đặc biệt là khớp ngón chân cái). Đồng thời, bệnh còn khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng và đỏ.

Đau nhức xương khớp ở người trẻ có thể gây ra bởi bệnh gút

DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!

Có thể bạn quan tâm:

logo VERA

DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!