Đỗ trọng (Eucommia ulmoides): Vị thuốc quý trong Đông y và tác dụng chữa bệnh

1. Đỗ trọng là gì?

Đỗ trọng có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae), có tên gọi khác là Mộc miên, Ngọc ti bì, Miên hoa, Hậu đỗ trọng, Xuyên đỗ trọng, là loại cây di thực, có ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình.

Đỗ trọng thuộc cây thân gỗ, cao từ 15 – 20m, vỏ cây có màu xám. Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, khi bẻ đôi sẽ có những sợi nhựa trắng mảnh như tơ. Vỏ thân của cây được dùng làm thuốc. Thời điểm thu hái thường vào khoảng mùa hè.

Lá cây mọc cách so le nhau, hình tròn trứng, đuôi lá nhọn, mép lá hình răng cưa, màu xanh. Hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái không có bao hoa, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái tụ tập 5 – 10 cái ở nách lá. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống.

Người ta thu hái đỗ trọng bằng cách dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc lấy vỏ. Vỏ sau khi thu hái sẽ được xử lý qua nhiều công đoạn như luộc, nén, ủ, phơi khô, cạo sạch và xắt nhỏ để thu được đỗ trọng dạng miếng.

Trong Đông y, đỗ trọng được biết đến với khả năng bổ thận, mạnh gân cốt, thường dùng cho các trường hợp thận hư, đau thắt lưng, liệt dương, rong kinh, đau đầu, chóng mặt do thận hư.

Một số thành phần hóa học có trong đỗ trọng bao gồm Vanillic acid, Sitosterol, Gutta-Percha, Vitamin C, Potassium, Glycoside, Augoside, Threo-guaiacyl, Erythro, N-triacontanol, Nonacosan, Ulmoprenol, Acid betulinic,…

Cây đỗ trọng trong tự nhiên

2. Đỗ trọng có tác dụng gì?

2.1. Tác dụng dược lý 

Vỏ cây đỗ trọng chứa các thành phần được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của chứng viêm khớp. Vì thế những loại thuốc chữa có thành phần như vỏ đỗ trọng đều rất tốt cho người mắc chứng viêm khớp cấp và mạn tính. Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp. 

Bên cạnh đó, tác dụng dược tính của loài thực vật này còn đặc biệt tốt cho người mắc chứng bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh alzheimer. Trong một số loại thuốc điều trị alzheimer, người ta đã bổ sung thêm thành phần nguyên liệu từ cây đỗ trọng. 

2.2. Theo Y học cổ truyền

Đỗ trọng vị cay, ngọt, tính ôn, không độc, quy vào kinh Can và Thận.

Một số tác dụng của đỗ trọng trong y học cổ truyền như:

Kiện gân cốt.

Bổ can hư.

An thai, làm ấm tử cung.

Ích tinh khí, cường chí.

Dương huyết, hạ áp.

Do đó, đỗ trọng thường được dùng trong các bài thuốc chủ trị:

Đỗ trọng hỗ trợ cải thiện trình trạng chân tay yếu mỏi, đau nhức

Động thai ra huyết.

Di tinh, liệt dương.

Tăng huyết áp.

Hay tiểu đêm, tiểu dầm.

Đau bụng kinh.

2.3. Theo Y học hiện đại

Đỗ trọng không chỉ là vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền mà còn được điều chế dùng trong y học hiện đại.

Một số công dụng của đỗ trọng trong y học hiện đại phải kể đến như:

Ức chế sự phát triển của vi khuẩn như phế cầu, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tan máu nhóm B.

Tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể.

Chống viêm, giảm đau.

Giãn cơ trơn mạch máu, từ đó làm hạ huyết áp.

Lợi tiểu, giãn mạch vành, điều trị cơn đau thắt ngực.

Hạ huyết áp.

Chống co giật.

Nhanh cầm máu, giảm nguy cơ chảy máu kéo dài, điều trị rong kinh, rong huyết.

Đỗ trọng hỗ trợ điều trị rong kinh, rong huyết

3. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đỗ trọng

Công dụng cây đỗ trọng rất đa dạng. Bạn có thể kết hợp dược liệu này với nhiều vị thuốc Đông y khác để chữa bệnh.

Bài thuốc từ cây đỗ trọng hỗ trợ chữa chứng cao huyết áp

Bài thuốc 1: Đỗ trọng tươi 80g, hạ khô thảo 80g, đơn bì và thục địa mỗi vị 40g. Mang tất cả các dược liệu tán thành bột mịn rồi làm thành hoàn. Mỗi lần bạn uống 12g, uống 2 – 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 2: Tang ký sinh, đỗ trọng mỗi loại 16g, mẫu lệ sống 20g, cúc hoa, câu kỷ tử mỗi loại 12g. Bạn cho các dược liệu vào nước ấm, đổ một ít nước vào sắc cho đến khi đặc. Mỗi ngày, người bệnh uống 1 thang thuốc để điều hòa khí huyết.

Bài thuốc 3: Đỗ trọng 33g, hoàng bá 10g, sa nhân, cam thảo mỗi thứ 6g, khi bị suy tim bạn có thể thêm dược liệu quế 6g. Bạn cho các dược liệu vào nước ấm, cho thêm 800ml nước và đun sôi trong 15 phút. Sau đó, bạn tắt lửa và chia nước thành nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc điều trị xuất huyết não, tai biến do cao huyết áp

Nguyên liệu: Đỗ trọng 12,5g, bạch thược 16g, tang ký sinh, sinh địa, mạch môn mỗi thứ 10g, lá sen, cam thảo mỗi thứ 15,5g.

Cách thực hiện: Bạn cho các dược liệu vào ấm, đổ nước vào và sắc đến khi đặc. Bạn chia nước thành nhiều lần uống hết trong ngày. Người bệnh uống thuốc liên tục trong 1 tuần để đạt hiệu quả cao.

Bài thuốc trị chậm nói, còi xương, cơ thể ốm yếu ở trẻ nhỏ

Nguyên liệu: Đỗ trọng, sơn thù, sơn dược, phục linh mỗi thú 4g, nhục quế 0,8g, thục địa 8g, mẫu đơn, trạch tả mỗi thứ 3g, phụ tử chế 1,2g.

Cách thực hiện: Bạn sơ chế sạch các dược liệu trên và sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc trị cao huyết áp khiến thần kinh suy nhược, thận âm hư

Nguyên liệu: Đỗ trọng, mạch môn, thiên môn, phục linh mỗi thứ 12g, hoàng bá 8g, tạo giác 4g, đảng sâm, mẫu lệ, ngưu tất, long cốt mỗi thứ 16g.

Các thực hiện: Bạn tán tất cả các nguyên liệu thành bột mịn, sau đó chế thành viên hoàn. Mỗi ngày, người bệnh uống từ 6 – 20g để điều trị bệnh.

Bài thuốc chữa hen suyễn trong giai đoạn ổn định

Nguyên liệu: Thiên môn, mạch môn, ngưu tất mỗi thứ 40g, quy bản, đỗ trọng, hoàng bá mỗi thứ 60g, thục địa 80g.

Cách thực hiện: Bạn tán các dược liệu trên thành bột mịn và làm thành viên hoàn. Mỗi lần người bệnh uống 10g thuốc, mỗi ngày uống 2 lần.

Bài thuốc chữa thống kinh

Bài thuốc 1: Hoài sơn, thục địa, bạch truật, hoàng kỳ, phá cố chỉ mỗi loại 12g, a giao, xuyên khung, đương quy, ngải cứu, đỗ trọng mỗi thứ 8g, đảng sâm 16g. Bạn sắc các dược liệu trên, lấy nước uống.

Bài thuốc 2: Bạch thược, phục linh, đỗ trọng, xuyên khung, hương phụ, đương quy mỗi loại 8g, dược liệu cam thảo 4g, thục địa, bạch truật, tục đoạn, đảng sâm mỗi thứ 12g. Bạn cho các vị thuốc trên vào ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc an thai cho thai phụ bị động thai, dọa sảy

Bài thuốc 1: Đỗ trọng (sao), bạch truật (sao) đương quy, tục đoạn, a giao mỗi vị 12g, thỏ ty tử 4g. Bạn cho các vị thuốc vào ấm, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Đỗ trọng sống 40g, đại táo 20 quả, xuyên tục đoạn 12g, cam thảo 4g và sơn dược 20g. Bạn sắc các dược liệu với nước, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc từ cây đỗ trọng chữa đau lưng do thận hư

Bài thuốc 1 (thận âm hư): Đỗ trọng, ngưu tất, thỏ ty tử, nhục thung dung, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12g, sinh địa, câu kỷ tử mỗi vị 16g. Bạn tán dược liệu với mật ong, trộn đều, làm thành hoàn và sắc uống.

Bài thuốc 2 (thận dương hư): Đỗ trọng 16g, lộc giác giao 10g, nhục quế 8g, câu kỷ tử, thỏ ty tử, đương quy mỗi vị 12g, hoài sơn 16g, phụ tử 6g. Bạn sắc các vị thuốc với nước và uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc trị liệt dương, di mộng tinh cho nam giới

Nguyên liệu: Đỗ trọng và câu kỷ tử mỗi vị 160g, lộc nhung 80g, ngưu tất, mạch môn, sơn thù, sơn dương, thỏ ty tử mỗi thứ 160g, ngũ vị tử 40g, thục địa 230g.

Cách thực hiện: Tán các dược liệu thành bột mịn rồi nặn thành hoàn. Mỗi lần bạn uống 12g với nước muối nhạt. Mỗi ngày uống đều đặn hau lần để thấy triệu chứng di tinh, mộng tinh, liệt dương thuyên giảm.

Bài thuốc trị liệt dương, đau mỏi gối

Bài thuốc 1: Đỗ trọng, ngưu tất, mạch môn, củ mài, thục địa, cốt toái bổ, cẩu tích, ba kích, đương quy mỗi vị 12g. Tán các dược liệu trên rồi trộn với mật để làm thành viên. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 7 – 10g.

Bài thuốc 2: Đỗ trọng, cốt toái bổ và tỳ giải mỗi thứ 16g, cẩu tích, rễ gối hạc, dây đau xương, củ mài, rễ cỏ xước, thỏ ty tử mỗi thứ 12g. Bạn cho các dược liệu trên vào ấm sắc nước uống.

Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi trộm

Nguyên liệu: Đỗ trọng và mẫu lệ liều lượng như nhau.

Cách thực hiện: Mang các nguyên liệu tán thành bột mịn rồi dùng dần. Mỗi lần bạn lấy 1 thìa cà phê bột uống với rượu.

Bài thuốc trị đau nhức thắt lưng

Bài thuốc 1: Đỗ trọng, rễ kỷ tử, tỳ giải gia giảm theo tình trạng bệnh. Sắc các dược liệu trên cách thủy với rượu, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 2: Hạt quýt và đỗ trọng mỗi vị thuốc với liều lượng 80g. Bạn cho các dược liệu vào chảo, sao vàng, tán nhỏ và uống với rượu hoặc nước muối nhạt.

Bài thuốc từ cây đỗ trọng ngừa sảy thai

Nguyên liệu: Đỗ trọng, ý dĩ, tục đoạn, củ gai, vú bò, ba kích, đương quy, cẩu tích mỗi vị 10g.

Cách thực hiện: Bạn sắc các dược liệu trên và uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa tỳ vị hư yếu, thận nguyên bất túc

Nguyên liệu: Đỗ trọng 120g đã tẩm rượu muối sao vàng, lộc nhung 300g, sơn thù 200g, phụ tử 60g, hoài sơn 240g, ngũ vị tử 48g, thục địa 320g, bạch linh 160g.

Cách thực hiện: Bạn chế biến dược liệu thành viên hoàn mềm và uống đều đặn mỗi ngày để điều trị bệnh.

Bài thuốc từ cây đỗ trọng phòng ngừa sinh non dành cho thai phụ có tiền sử sinh non

Nguyên liệu: Bạch truật, đỗ trọng, tang ký sinh, tục đoạn mỗi vị 20g, a giao, đương quy mỗi thứ 12g, thỏ ty tử 4g.

Cách thực hiện: Bạn sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang để chữa bệnh.

DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!

Có thể bạn quan tâm:

logo VERA

DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!