Table of Contents
Tại Việt Nam có hơn 60% người lớn tuổi mắc chứng đau xương khớp thường xuyên, khả năng vận động bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, từ đó cuộc sống mất đi sự thoải mái và niềm vui mỗi ngày.
1. Đau nhức xương khớp làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi
Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, gây nên nhiều ảnh hưởng và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống ở người bệnh. Có khoảng 60% người trên 60 tuổi và 85% người trên 85 tuổi mắc bệnh xương khớp tại Việt Nam. Đây là một con số đáng lo ngại, khi mà tuổi tác càng cao thì tỷ lệ đau xương khớp ở người già cũng tăng lên.
Người cao tuổi có thể bị đau xương khớp ở bất kỳ vị trí nào như cổ, lưng dưới, cánh tay, chân, cột sống, đầu gối,… Những cơn đau triền miên khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm, lo âu, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp khác.
2. Vì sao người già đau nhức xương khớp?
Người già đau xương khớp có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
2.1. Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Tuổi tác càng lớn đồng nghĩa với tốc độ lão hóa của cơ thể càng diễn ra nhanh hơn. Những cơ quan như sụn, khớp, xương, cơ bị bào mòn dần, trở nên mỏng yếu, dễ bị tổn thương, giảm về mật độ và kích thước, dẫn đến đau nhức xương ở người cao tuổi.
2.2. Chấn thương
Những chấn thương phổ biến như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã bất ngờ có tác động lớn đến xương khớp và dây chằng. Cơ thể người bệnh có thể bị sưng viêm, bầm tím, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến hệ xương khớp, gây đau nhức khó chịu.
2.3. Bị viêm xương khớp hoặc do thoái hóa khớp
Đĩa đệm nằm giữa các sụn suy yếu khiến cho sụn mỏng dần. Khi phần sụn này bị rách hoặc biến mất, các đầu xương cọ sát vào nhau gây đau đớn hoặc có thể kích thích gai xương phát triển, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2.4. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh, gây nên viêm bao hoạt dịch và khiến người già bị đau nhức xương khớp.
Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở nữ giới và có biểu hiện khá rõ ràng.
2.5. Viêm bao hoạt dịch
Màng hoạt dịch là một túi đệm nằm trong bao khớp, có tác dụng bôi trơn để các khớp hoạt động dễ dàng hơn. Khi khớp trên cơ thể bị viêm nhiễm sẽ làm hoạt dịch trong bao tăng lên và gây viêm bao hoạt dịch, kéo theo các cơn đau nhức xương khớp khó chịu ở người cao tuổi.
2.6. Thoát vị đĩa đệm
Bao xơ rách khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, làm chèn ép các dây thần kinh xung quanh và tủy sống. Người bệnh cảm thấy đau đớn, tê nhức ở vùng bị thoát vị và có thể đau lan sang các bộ phận khác như tay, chân.
2.7. Loãng xương
Ở người lớn tuổi, xương khớp sẽ bị suy giảm về mật độ và chất lượng canxi, trở nên mỏng giòn, dễ bị gãy xương. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là các cơn đau lưng, hơn nữa khi người bệnh vận động thì cơn đau sẽ tăng lên và giảm đau khi nghỉ ngơi.
Ngoài ra, bệnh đau nhức xương khớp ở người già còn do các nguyên nhân như:
- Thừa cân: Các lớp mỡ thừa gây áp lực lên cơ xương khớp, chẳng hạn như đầu gối, cột sống. Về lâu dài cũng sẽ gây đau nhức ở vùng này.
- Ăn uống thiếu chất: Cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tốt cho xương khớp như canxi, omega 3 sẽ gây nên các cơn đau nhức khi lớn tuổi..
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng bia rượu, hút thuốc lá, ngủ không đủ giấc,… là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp người già.
- Thay đổi thời tiết: Thời điểm tiết trời trở lạnh, áp suất không khí thay đổi, gây áp lực lên da và các dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức, ê ẩm xương khớp.
- Di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử bị đau nhức xương khớp thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người khác.
3. Phòng tránh đau nhức xương khớp toàn thân bằng cách nào?
Nếu biết cách phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân bạn sẽ có thể ngăn chặn được các cơn đau mỏi cơ, hạn chế vận động xương khớp xuất hiện. Bạn nên:
- Nên vận động đúng kỹ thuật, khởi động kỹ trước khi tập thể dục và nên tập thể dục ở mức độ vừa phải phù hợp với sức khỏe, không gồng sức.
- Nên tắm nước ấm để cơ thể được thư giãn toàn bộ.
- Nên bổ sung canxi, tăng sức đề kháng, dinh dưỡng, vitamin D cho cơ thể.
- Nên Massage vùng cổ, vai, lưng, tay và chân sau những hoạt động thể thao hoặc sau giờ làm việc.
- Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân đối. Uống đủ nước cơ thể cần.
- Nên tránh căng thẳng lo lắng kéo dài và nên ngủ đủ giấc.
- Nên tránh các thói quen và tư thế sai trong sinh hoạt hàng ngày.
DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!
Có thể bạn quan tâm:
Verasunshine Pharma tham gia Xúc Tiến Thương Mại Tại Diễn Đàn Hợp Tác Đầu Tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024
Verasunshine Pharma Tham Dự Diễn Đàn Hợp Tác Đầu Tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024: Khẳng Định Vị Thế Doanh Nghiệp Tiêu Biểu
Dược phẩm VeraSunshine xúc tiến thương mại với Nhật Bản tại Lễ Kết nạp Hội viên mới Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. Hà Nội
DƯỢC PHẨM VERASUNSHINE là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm CHẤT LƯỢNG – AN TOÀN – GIÁ THÀNH HỢP LÝ giúp “BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”!